Quần áo WOW quần áo hàng đầu dành cho bé sơ sinh đến từ Singapore

Câu chuyện của thương hiệu đồ sơ sinh sơ sinh Wow.

Ý tưởng về bộ sưu tâp WOW được hình thành trong lần đầu tiên đến thăm Việt Nam của Ms. Joanne - người thiết kế đồng thời là người sáng lập thương hiệu OETEO. Với đặc thù thời tiết tại Việt Nam cũng như cơ địa của những em bé tại khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Ms. Joanne đã ấp ủ ý tưởng về một sản phẩm thời trang sơ sinh với công nghệ hiện đại nhất tại Singapore nhưng lại phù hợp và an toàn với trẻ em tại Việt Nam.

Và WOW đã ra đời như vậy, thấu hiểu những cảm xúc chân thật nhất trong giây phút đầu tiên được ôm lấy đứa con bé bỏng của mình, WOW mang đến cho bé tất cả những gì mềm mại nhất, nhẹ nhàng nhất, tựa như vòng tay ôm của mẹ.

thời trang Wow (https://www.tuticare.com/thoi-trang-cho-be/ra-mat-wow-by-oeteo-thuong-hieu-quan-ao-so-sinh-hang-dau-singapore-4192.html) tập trung vào những cảm xúc đầu tiên trong tâm trí của người mẹ khi lần đầu tiên ôm đứa con trong vòng tay.

Nguồn gốc thương hiệu đồ sơ sinh Wow

Thuộc thương hiệu được phát triển đến từ Singapore, WOW đã tạo ra với concept nhằm cung cấp sản phẩm may mặc với thiết kế chu đáo cho trẻ em trong giai đoạn vàng từ 0-3 tuổi.

Được làm từ những sợi nhỏ gọn- SIROSPUN ™ mang đến sự mềm mại nhất với cảm giác mượt mà, WOW thiết kế với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm tốt nhất giúp cha mẹ thoải mái và dễ dàng trong việc mặc đồ cho con

Ưu điểm của đồ sơ sinh Wow (https://www.tuticare.com/quan-ao-so-sinh-wow-652.html)

Điều đặc biệt trong đồ sơ sinh Wow là sử dụng sợi SIROSPUN ™

- Sợi dệt kín hạn chế bụi vải giúp chống lại sự kích ứng cho những bé có làn da nhạy cảm

- Chất vải mịn, mềm mại và thoải mái cho làn da của bé

- Thấm hút tốt

- Độ bền cao hơn 5% so với các loại vải sợi đơn cùng loại

- Sản phẩm đạt chất lượng cao chứng nhận theo quy trình OEKO-TEX.

Với quần áo Wow, mang đến cho bé và cha mẹ cảm giác hạnh phúc, sự ân cần, chu đáo, và niềm hy vọng.

Mẹo chọn sữa chua cho bé yêu

Tuticare Ngô Gia Tự Long Biên - Chắc các mẹ đều biết sữa chua có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa của bé yêu. Nhưng nếu chọn và cho bé ăn sữa chua không đúng cách sẽ phản khoa học, không tốt cho bé chút nào.

Không nên cho bé ăn sữa chua quá lạnh vì các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi phần nào và cũng khiến bé dễ đau họng. Thay vào đó, mẹ nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh và để 45 phút rồi mới cho bé ăn. 

Hoặc một số bà mẹ thường cho sữa chua vào lò vi sóng rồi mới cho trẻ ăn. Thực tế, cách làm này sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và các dưỡng chất trong sữa. Vào mùa đông, bạn có thể ngâm hộp sữa chua vào nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 1 lạnh, đảo đều rồi cho trẻ ăn.

Mẹo chọn sữa chua cho bé yêu - ảnh minh họa

Không nên cho bé ăn sữa chua vào lúc đói hay trước bữa ăn vì các vi khuẩn có lợi trong sữa sẽ bị tiêu diệt và cũng không tốt cho dạ dày của bé. 

Thời điểm tốt nhất là sau bữa chính, sau khi uống thuốc khoảng 2 tiếng sẽ giúp việc tiêu hóa cũng như hấp thu các dinh dưỡng hiệu quả. Hoặc mẹ nên cho bé ăn sữa chua trước khi đi ngủ để đảm bảo dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa và giúp bé ngủ ngon.

Không phải vì trẻ thích ăn sữa chua mà bạn cho bé ăn nhiều vì sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Lượng sữa chua bé cần bổ sung hàng ngày tùy theo tháng tuổi: 

Mẹo chọn sữa chua cho bé yêu


- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên ăn 50-100ml 

-Trẻ 2-3 tuổi: từ 100-200ml 

- Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 200-300ml 

Nhiều bà mẹ nghĩ trẻ em có thể dùng chung loại sữa chua với người lớn. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại sữa dành riêng cho bé với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn và hợp khẩu vị của bé. 



Mẹ nên chọn loại sữa chua giàu các dưỡng chất như canxi, protein, chất béo, khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, độ pH chỉ nên dao động ở ngưỡng 4,5 vì dạ dày của trẻ còn rất non nớt. 

Thêm vào đó, bạn nên chọn loại sữa được cơ quan uy tín kiểm định để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Nếu không mua sữa chua, bạn có thể tự làm sữa chua cho bé từ sữa bột công thức và phù hợp với khẩu vị của bé.

Dạy trẻ tập ngủ ở những nơi lạ

Tuticare Long Biên Hà Nội - Điều này nghe có vẻ hơi kì lạ, vì sao lại phải dạy trẻ tập ngủ ở những nơi lạ, bé phải luôn ngủ ở nhà, êm ấm trong vòng tay cha mẹ chứ. Chuyên gia sức khỏe sơ sinh khẳng định điều ngược lại, bé có thể ngủ ở nơi lạ sẽ bạo dạn hơn, mạnh mẽ hơn từ bé, và quan trọng hơn là mỗi khi đi chơi xa, bé vẫn có thể ngủ ngon lành chứ không gào khóc, mất ngủ cả đêm.

Một vào mẹo sau đây sẽ giúp bé quen dần với viêc ngủ ở nơi lạ:

Mẹ có dùng máy tạo nhiễu trắng hay máy nghe nhạc để ru bé ngủ? Nếu thế thì hãy mang theo, bé yêu sẽ theo những âm thanh êm dịu này mà chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, thêm một cái núm vú giả cũng có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Một chiếc nôi di động cũng rất hiệu quả. Khứu giác của nó rất nhạy, nếu đặt bé ngủ trong chiếc nôi với mùi của riêng mình thì bé sẽ không còn sợ hay giật mình gì mà ngủ một giấc tới sáng luôn đấy.

Dạy trẻ tập ngủ ở những nơi lạ - ảnh minh họa

Trẻ em luôn làm mọi thứ theo thói quen. Vì thế bé sẽ chịu ngủ ở nhà khác nếu như việc đi ngủ không khác gì so với nhà của mình mấy. Nếu mẹ thường cho bé ngủ sau nửa tiếng bú mẹ, hoặc lần nào cũng sử dụng áo ngủ thì hãy làm y chang như thế dù bé ngủ ở bất cứ đâu.

Đừng chờ đến khi bé biết đi mới luyện tập cho bé ngủ ở nhà người lạ. Trước hết hãy cho bé thường xuyên tới nhà ông bà ngủ với loại nôi di động mang từ nhà tới để thử nghiệm. Quen dần thì tập cho bé nằm nôi khác được sắm riêng tại nhà bà.

Dạy trẻ tập ngủ ở những nơi lạ


Khi mọi thứ đã vào nề nếp, thì mẹ có đưa bé đi bất cứ đâu cũng không lo lắng gì nữa. Nhưng hãy nhớ cố gắng đừng làm thói quen đã lập trình sẵn ấy bị phávỡ - cụ thể là đừng xáo trộn thời gian chơi, cho bú, ngủ quá nhiều khi cho bé ra khỏi nhà.

Dù có thể linh hoạt giờ giấc theo hoàn cảnh nhưng mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé yêu ngủ trên xe hơi hay xe đẩy trên đường đi hoặc về nhà. Dĩ nhiên nếu thời điểm đó trùng với giờ ngủ của bé thì đành chịu, nhưng nếu làm thường xuyên thì không tốt cho giấc ngủ của bé chút nào. 



Bé yêu sẽ không muốn thức dậy, hay ngủ trở lại khi bạn đến nơi (hay về nhà). Vì đang dở giấc mà bị đánh thức nên bé sẽ sinh ra cáu bẳn, bực bội, khó chịu. Cách tốt nhất là: Đừng tranh thủ thời gian di chuyển để cho bé ngủ. Cứ để bé sinh hoạt theo giờ giấc như ở nhà. Tới nơi thì theo đúng giờ lại đặt bé vào nôi ngủ di động cùng núm vú giả quen thuộc. 

Mẹ cần làm gì để bé ngủ ngon

Tuticare Long Biên - Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó, ba mẹ phải biết mình cần làm gì để giúp bé ngủ ngon hơn. Đầu tiên, hãy chắc rằng bé của bạn ngủ được một mình vào ban đêm.

Một khi bé ngủ mà không cần sự có mặt của bạn như ru bé ngủ, hoặc bên cạnh bé khi ngủ, bé sẽ có thể tự làm điều này hàng ngày. Đây là thời điểm để thiết lập thói quen ngủ lành mạnh ở trẻ mới biết đi của bạn.

Ở công ty nhưng vẫn yên tâm.Mặc dù bực bội phải đối phó với đứa bé mà không ngủ trưa, điều tốt nhất bạn có thể làm là không nói cho cô ấy biết rằng cô ấy làm cho bạn bực bội.

Mẹ cần làm gì để bé ngủ ngon - ảnh minh họa


Cố gắng đừng làm giờ ngủ trưa trở thành một cuộc chiến. Bạn chỉ cần nói với bé rằng bé đã mệt mỏi và tới lúc phải nghỉ ngơi và bạn cũng vậy. Sau đó cho bé một cái ôm, một cái hôn, đưa bé lên giường và bạn hãy rời khỏi phòng.

Nếu bé khóc bạn hãy kiểm tra và làm dịu bé nhưng cố gắng đừng nằm xuống cạnh bé. Nếu bạn làm như vậy bé sẽ có thói quen chỉ buồn ngủ khi có bạn bên cạnh và bạn sẽ tạo ra thêm rắc rối cho bạn đấy.

Mẹ cần làm gì để bé ngủ ngon


Giữ ổn định giờ ngủ trưa hàng ngày, bé đang chập chững biết đi cần thói quen này để cảm thấy an toàn. Nếu bé của bạn thực hiện những bước tương tự mỗi ngày bé sẽ quen dần và biết điều gì sắp đến và bạn có thể hy vọng bé sẽ làm theo. Ví dụ nếu trước khi bé đi ngủ bạn đọc cho bé 3 cuốn sách bạn nên đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ qua hoạt động này ngay cả khi không có thời gian.

Nếu bé ở nhà với bạn, chắc chắn bé sẽ ngủ một giấc ngủ ngắn tại nơi bé ngủ vào ban đêm, chuyên gia về chế độ ngủ của bé Jodi Mindell nói. Không nên nhượng bộ để bé ngủ một giấc ngủ ngắn trên ghế hoặc trên giường với bạn. Điều này giúp bé quen dần với nôi hoặc giường của mình, bé sẽ ngon giấc hơn.



Nếu bé học ở nhà trẻ và ngủ trưa ở đó, bạn hãy cố gắng giúp bé có thói quen như ở nhà. Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị gấu bông, chăn, và cố gắng để bé ngủ đúng giờ như tại trường vào cuối tuần khi bé ở nhà.

Tỷ lệ nghịch với sự mong đợi của bạn: như những đứa trẻ khác, bé của bạn có thể chợp mắt hai hoặc ba lần mỗi ngày. Nhưng giờ bé là một đứa trẻ đang chập chững biết đi, bé sẽ dần thay đổi chế độ ngủ còn là một giấc ngủ ngắn mỗi ngày.

Ở độ tuổi từ 13 đến 18 tháng, có thể bé sẽ dừng việc ngủ vào mỗi buổi sáng. Khi điều này xảy ra bạn hãy chuyển giấc ngủ trưa của bé vào sau bữa ăn. Ngủ trễ hơn nữa sẽ làm cho giờ đi ngủ ban đêm của bé trễ hơn vì bé sẽ không cảm thấy buồn ngủ sau khi vừa thức dậy cách đó vài tiếng.

Dạy dỗ con 2 - 3 tuổi khó hay dễ

Tuticare Ngô Gia Tự Long Biên - Trẻ con 2 - 3 tuổi và tuổi bắt đầu biết nhận thức xung quanh, trí tò mò nhiều lúc sẽ làm tổn thương bé, dạy dỗ con trong tuổi này theo nhiều mẹ là hết sức khó khăn vì bé rất "ngang bướng", không chịu vâng lời. Hãy làm theo những hướng dẫn sau, bạn sẽ thấy dạy con ở tuổi này thực ra không hề khó chút nào:

Hãy làm cho con sợ khi nghịch đồ nguy hiểm


Nếu con đút tay vào ổ điện, mọi lời trách mắng cũng chỉ khiến trẻ hiểu rằng: cha mẹ cũng thích ổ điện như nó. Vì thế, việc cần làm là khiến cho con sợ cái ổ điện giống như mình đang sợ đây. Cha mẹ cần ngay lập tức cầm tay con lên, giật nhẹ rồi nhét thẳng vào.... cái ổ điện đó (dĩ nhiên là phải cách xa cả mét rồi). Theo phản xạ, trẻ sẽ giật tay lại và khóc. Nếu cha mẹ cũng gào to hơn nữa thì tiếng động đó còn làm trẻ sợ và khóc to hơn.

Sau vài phút, hãy ôm con vào lòng và dỗ dành. Nó sẽ ngưng khóc nhưng cũng đủ sợ cái ổ điện đó để không khám phá nữa. Công thức này đúng với mọi đồ vật nguy hiểm các bố mẹ nhé.

Dạy dỗ con 2 - 3 tuổi khó hay dễ - ảnh minh họa


Bình thường hóa mọi chuyện


Sau khi trẻ đã hết cơn ăn vạ, cha mẹ cần nhớ là tuyệt đối không rao giảng đạo đức. Bởi cha mẹ nói thì trẻ sẽ hiểu ngay ra là cha mẹ cũng sợ cơn ăn vạ của mình lắm đây. Lần sau, trẻ sẽ gào to hơn để cha mẹ sợ. Vì thế, cha mẹ phải tuyệt đối không nói năng gì cả mà phải bình thường hóa quan hệ.

Nếu cha mẹ tỏ ra như không có gì vừa xảy ra, mọi thứ bình thường thì con sẽ hiểu ngay là cha mẹ tuyệt đối không sợ màn kịch của mình. Sau độ 2, 3 lần nắn gân thử lại mà kết quả vẫn thế thì con sẽ chấm dứt màn kịch đó để đi tìm chiêu trò khác.

Nếu con ăn vạ ở ngoài đường, siêu thị... để đòi mua cái gì đó thì việc cần làm là lờ đi và bỏ đi. Đảm bảo con sẽ chạy theo vì sợ. Nó sẽ không ăn vạ nữa vì biết sự thể không thay đổi gì và món hàng nó muốn cũng không thể về tay vì thái độ dứt khoát của cha mẹ.



Không giáo huấn


Trước hết, cha mẹ cần nhớ, với trẻ 2-3 tuổi, mọi lời giáo huấn đều vô giá trị. Bởi vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ quá ít ỏi nên việc hiểu cả một đoạn hội thoại dài với từ ngữ phức tạp quả là vô cùng khó khăn. Thậm chí, với trẻ lớn hơn cũng thế, một đoạn giáo huấn đầy tính chính trị xã hội thực sự rất khó nghe và khó tiếp nhận. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dừng lời giáo huấn lại ngay lập tức và hành động.

Dạy dỗ con 2 - 3 tuổi khó hay dễ

Bình tĩnh và kiên nhẫn


Trẻ bắt đầu khóc rồi, trẻ sắp gào và sắp nôn ói. Sau khi xác định rõ ràng rằng trẻ không đau, không đói, không gì cả, chỉ ăn vạ thôi, cha mẹ chỉ cần bình tĩnh và kiên nhẫn. Lời mắng mỏ sắp trào ra ngoài cần phải nuốt vào trong. Thay vì đó, có thể lấy cho trẻ một món đồ gì đó. Có thể lấy khăn, chậu, nước.... đặt xung quanh trẻ và bỏ ra một góc. Cha mẹ có thể ngồi gần chỗ trẻ để ứng cứu nếu có gì nghiêm trọng hơn xảy ra (nhiều bé bị hen chẳng hạn). 

Cha mẹ có thể làm việc riêng của mình. Ngồi nghe nhạc là hợp lý và thú vị nhất. Tai nghe cắm một bên vào tai, một bên thì không vì vẫn cần lắng nghe động tĩnh từ con trẻ. Thái độ cha mẹ cần có là phải cực kỳ bình thản và vui vẻ. Điều đó cũng có nghĩa là lờ tịt trẻ đi.


Khi trẻ ăn vạ, nó không nghĩ gì nhiều cả, nó chỉ nắn gân cha mẹ bằng màn kịch vô cùng hoàn hảo. Với cha mẹ kém bản lĩnh, sợ con ốm, sợ con nôn, sợ xấu hổ với xóm làng thì rõ ràng màn kịch này của trẻ cực kỳ hiệu quả. 

Vì thế, cha mẹ phải bản lĩnh hơn nhiều. "Ốm à - không sợ nhá, nôn à - nôn đi... xấu hổ à - xấu mãi rồi nhé... Cứ gào đi, gào thật to vào, tôi chả quan tâm đâu". Cha mẹ càng bình thản bao nhiêu, cơn giận hờn càng nhanh chóng tắt ngấm bấy nhiêu.

Bởi vì trẻ thực sự không cần khóc. Trẻ đâu có đau mà khóc, nó chỉ ăn vạ thôi. Trẻ ăn vạ để nắn gân cha mẹ nên nếu nó thấy khán giả không hào hứng với màn kịch hoàn hảo, rằng kẻ đáng bị đánh lừa đã hoàn toàn không có vẻ gì là bị lừa cả, nó sẽ thôi ngay. Cơn hờn dỗi sẽ tịt dần và tắt ngấm.

Chúc các mẹ thành công trong việc dạy dỗ con yêu 2- 3 tuổi của mình.

Vì sao bé không chịu ăn bột

Tuticare Long Biên Hà Nội -  Bé không chịu ăn bột lí do chính vẫn là vì bé biếng ăn, ngoài ra còn có thể do món ăn không hợp khẩu vị nên bé không thích ăn, hoặc do bé bị ốm nữa. Cần xác định rõ nguyên nhân trước khi có biện pháp xử lí kịp thời.

Nếu bị ốm, bé sẽ không chịu ăn, uống gì, người bé đổ nhiều mồ hôi, trán nóng, tay chân lạnh, bé khóc nhiều và có thể còn bị ho, nôn trớ. Trường hợp này nên đưa bé đi gặp để xác định rõ bệnh của bé và điều trị ngay lập tức.

Nếu bé không bị ốm mà cứ lè lưỡi khi ăn có thể là do bé biếng ăn hoặc món ăn không phù hợp, có thể giải quyết như sau:

Vì sao bé không chịu ăn bột


Chú ý không cho bé ăn vặt, không cho ăn bánh kẹo, bim bim, nước ngọt, váng sữa… trước bữa ăn vì làm bé ngang dạ sẽ không chịu ăn bữa ăn chính. Đến bữa ăn nếu bé chưa đói, bạn cũng không nên ép bé càng làm bé sợ. Nên dỗ dành bé, hoặc cho bé chơi, chạy nhảy thêm một lúc để bé hoạt động, bé sẽ thấy đói, ăn sẽ ngon hơn. Cứ xen kẽ một bữa cháo hoặc mì là một bữa sữa. Thường sau khi ăn cháo 3 tiếng có thể cho bé uống sữa, sau uống sữa khoảng 2 tiếng có thể ăn cháo hay mì…

Vì trong năm đầu tiên sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng nên khi bé ăn ít, ăn không đủ, có thể bổ sung thêm sữa cho bé. Khi uống sữa bạn nên pha theo tỷ lệ do nhà sản xuất hướng dẫn sẽ đảm bảo nồng độ sữa dễ hấp thu, nếu đặc quá bé sẽ bị táo bón, loãng quá thì không đủ năng lượng cho bé.

Vì sao bé không chịu ăn bột - ảnh minh họa

Ngoài ra có thể bổ sung thêm lysin trước bữa ăn khoảng 10 phút, vitamin nhóm B, kẽm, men tiêu hóa để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Bạn có thể thay đổi lại cách chế biến thức ăn cho bé, để bé được tập ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tháng tuổi này bé thường đã mọc răng rồi, giai đoạn này bé có thể nhai những thức ăn đã thô hơn, vì vậy nếu bé không muốn ăn bột, bạn có thể chuyển sang cho ăn cháo kèm thức ăn như thịt, cá, trứng, tôm, rau… cũng thô dần lên để bé có thể nhai được và không bị ngán.


Nhiều bé rất thích ăn bốc. Bạn có thể ninh nhừ rau, củ, thịt, hoặc nấu mì cắt nhỏ cho bé bốc, cách bày biện món ăn nhiều màu sắc hấp dẫn bé, làm bé tò mò và thích thú với món ăn mới. Tất nhiên khi áp dụng các món ăn mới phải kiên trì, ăn ít một. Nhớ cho bé ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.

Mẹ phải làm gì khi bé chán ăn

Tuticare Long Biên - Có rất nhiều bé đang rơi vào tình trạng chán ăn, không muốn ăn, cứ ăn là khóc, đứng trước tình huống này mẹ phải làm gì ?

Chán ăn có rất nhiều nguyên nhân, nếu bé biếng ăn và không lên cân, bạn có thể xem xét một số nguyên nhân để kiểm tra xem con mình rơi vào trường hợp nào nhé.

Bệnh lý: Bé mọc răng, sốt, sau đợt ốm phải dùng liều kháng sinh kéo dài nên mệt mỏi không muốn ăn. Bé có bị rối loạn tiêu hóa không?


Bé không chịu ăn chỉ bú mẹ thôi, trong khi mẹ ít sữa, cộng với cách ngậm bắt ti mẹ không đúng, ví dụ như chỉ ngậm mỗi đầu ti mẹ như một thói quen nên chỉ hít hơi vào bụng là chính, mẹ lại ít sữa làm bé bú không ra bữa, ngang dạ nên không thiết ăn. Ăn ít dẫn đến thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng càng mệt mỏi, càng không muốn ăn.

Biếng ăn là do tâm lý. Bé không muốn ăn, mất cảm giác thèm ăn vì hay bị ép ăn, dọa, mắng mỏ. Có khi mẹ cho lẫn thuốc vào thức ăn ảnh hưởng đến mùi vị làm bé sợ không muốn ăn...

Cách chế biến thức ăn đơn điệu, không đa dạng và thay đổi món ăn phù hợp lứa tuổi. Không biết bé mọc bao nhiêu răng rồi mà bạn đã cho ăn cơm, có lẽ hơi sớm nên có thể bé không ăn được. Bạn có hay cho bé ăn vặt không vì bé ngang dạ dễ bỏ bữa...

Mẹ phải làm gì khi bé chán ăn - ảnh minh họa


Những điều mẹ nên làm khi bé chán ăn


Khi cho ăn, mẹ nên dỗ dành bé, để bé ngồi ăn cùng gia đình, có thể cho vào đĩa, bát để bé tập xúc ăn. Món ăn đa dạng, màu sắc hấp dẫn sẽ làm bé có cảm giác thích thú. Khi bé sốt, mọc răng cần cho bé ăn mềm, lỏng để bé dễ ăn hơn.

Ngoài ra cho bé uống thêm Lysin, kẽm, vitamin nhóm B, men tiêu hóa để hỗ trợ cho bé ăn ngon và nhiều hơn nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ.


Chế độ ăn của bé cần 500 ml sữa một ngày bao gồm bú mẹ đúng cách nếu mẹ còn đủ sữa. Có thể tận dụng cảm giác khát dỗ bé uống thêm sữa công thức theo lứa tuổi, cộng thêm một hộp sữa chua mỗi ngày sau khi ăn ít nhất là 30 phút để kích thích tiêu hóa cho bé.

Ăn 3 bữa cháo hoặc mì, phở, súp thay đổi với thịt, cá, trứng, tôm... kết hợp với rau xanh và dầu mỡ thay đổi trong ngày. Nếu tập cho bé ăn cơm thì nên cho cơm nát ít một, tuy nhiên cần xem bé mọc răng thế nào, có đủ không bé mới nhai được cơm. Bổ sung thêm hoa quả tươi như chuối, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu...
 
Support : Tuticare
Copyright © 2013. TutiCare Long Biên - All Rights Reserved
Template Tuticarepro by Tuticare
Proudly powered by Blogger