Home » , , , » Tuticare Long Biên giải thích lí do bé khóc

Tuticare Long Biên giải thích lí do bé khóc

Tuticare Long Biên giải thích lí do bé khóc


Về vấn đề trẻ sơ sinh hay khóc, Tuticare Long Biên phân tích: Trẻ sơ sinh từ khi lọt lòng mẹ đã dùng tiếng khóc để giao tiếp với thế giới, giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng không phải ai cũng hiểu được "tiếng nói" của bé.

Thông thường, tiếng khóc của bé sơ sinh được chia làm hai loại: tiếng khóc sinh lý và tiếng khóc bệnh lý, với các biểu hiện và âm điệu khác nhau. Bằng cách khóc, bé cho bố mẹ biết mình đang cần gì, đang bị gì để bố mẹ can thiệp và làm bè nguôi ngoa.

Tiếng khóc sinh lý:


Khi bé đói: Một tiếng khóc chậm, to, tiếng khóc này gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc bé khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen lẫn với những động tác mút tay có thể là dấu hiệu cho mẹ biết bé đang đói, đặc biệt nếu 2 tiếng đồng hồ trôi qua kể từ lần bú trước. Bé cũng có thể khóc vì đói ngay sau 1 thời gian ngắn khi đã được cho bú, vì có thể mẹ thiếu sữa, hoặc bé bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá. Bé cũng có thể khóc do khát, với biểu hiện là tiếng khóc không to như khi đói.Lúc này các mẹ cần nhanh chóng cho bé bú hoặc uống nước để giải tỏa cơn đói hay cơn khát của bé.

Khi bé khó chịu: Khi bị chướng hơi, cần ợ hơi, hay cảm thấy không thoải mái vì tã bị ướt, hăm tã, hay thời tiết quá nóng, quá lạnh, không gian không thoáng mát, ồn ào v.v… cũng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và khóc. Tiếng khóc bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi bé thét to lên, nước mắt giàn giụa. Khi đó mẹ nên tìm hiểu kỹ vì sao bé không thoải mái, nếu tã ướt nên nhanh chóng thay tã cho bé, nếu bé thấy nóng nên cho bé mặc quần áo rộng và mềm mại v.v…

Tuticare Long Biên giải thích lí do bé khóc - ảnh 1
Bé quấy khóc khi khó chịu

Khi bé bị đau: Bé sẽ báo cho bạn biết bé bị đau do côn trùng cắn, do dây vải len trong bao tay đang xiết chặt ngón tay nhỏ bé của bé v.v… bằng một tiếng khóc nghe như tiếng thét thất thanh, sau đó là sự im lặng và những tiếng thở ngắn, hổn hển. Khi ấy bé cần được chăm sóc ngay, và mẹ cần xem xét kỹ từ đầu đến chân, kể cả các ngón tay và ngón chân. Nếu không thể giúp bé giảm đau thì đã đến lúc các mẹ nên đưa bé đến bác sỹ khoa nhi.

Khi bé buồn ngủ: Để báo cho mẹ biết cơn buồn ngủ đang đến gần, bé có thể sẽ khóc, ban đầu tương đối thấp, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được bé sẽ khóc to hơn, và khóc liên tục. Chỉ cần các mẹ ôm ấp, vỗ về hay đu đưa bé, bé sẽ ngừng khóc và ngủ.

Khi bé sợ hãi: Do môi trường bên ngoài hoàn toàn lạ lẫm so với môi trường ấm áp trong bụng mẹ trước đây, nên bé mới ra đời rất hay “giật mình” và khóc thét lên. Khi khóc toàn thân bé có thể giãy giụa lung tung. Lúc này bố mẹ nên ôm chặt bé, âm yếm, vỗ về bé để bé chắc chắn rằng không chỉ có một mình và không cô đơn. Sự vỗ về kịp thời sẽ giúp bé ý thức được chuyện gì xảy ra xung quanh, sự hoảng sợ sẽ dần thay đổi bằng sự tìm hiểu “tại sao lại thế”.

Khi bé thấy buồn: Đôi khi bé khóc om sòm không vì những lý do trên, mà đơn giản bé cảm thấy cô đơn, muốn được mẹ bế hay ôm ấp. Khi ấy bạn nên ôm ấp và vỗ về, chơi đùa với bé để bé cảm thấy vui tươi và ấm áp, điều này rất tốt cho sự phát triển của bé.

Tuticare Long Biên giải thích lí do bé khóc - ảnh 2
Bé khóc khi cảm thấy buồn


Tiếng khóc bệnh lí:


Viêm tai giữa: Bé sẽ khóc không yên, kèm theo sốt, hay lắc đầu, vò tai, nếu mẹ lấy tai ép vào vành tai bé lại càng khóc dữ dội, lúc này cần nghĩ đến nguy cơ bé bị viêm tai giữa.

Thiếu canxi và còi xương giai đoạn đầu: Bé sẽ khóc suốt đêm, sợ hãi, vã mồ hôi nhiều. Nếu bé khóc từng cơn, kèm theo nôn mửa, đại tiện phân lẫn máu, là trẻ có khả năng lồng ruột. Tiếng khóc này của bé sẽ khác với tiếng khóc khi bé đi tiểu tiện, khi đó có thể bé bị viêm đường tiểu. Nếu bé rặn đỏ mặt và khóc nhiều khi đi đại tiện, phân cứng có thể nghĩ đến trường hợp bé bị táo bón.

Viêm miệng, niêm mạc lợi bị sưng: Điều này sẽ làm cho bé khóc khi ngậm vú và không chịu bú. Nếu mắc bệnh ở não hay màng não, bé có thể sẽ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa.

Tuticare Long Biên giải thích lí do bé khóc - ảnh 3
Bé quấy khóc không chịu bú mẹ vì sưng lợi

Viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng (giun): Sẽ làm cho bé khóc thét, tiếng khóc không nhanh, không chậm, đều đều. Khi quan sát mẹ sẽ thấy sắc mặt bé trắng nhợt, vã mồ hôi, bé có thể nôn mửa, tiêu chảy, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào bé sẽ khóc to hơn. Nếu bé khóc trước khi ngủ thường là bé bị giun kim ở cửa hậu môn bò ra, gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

Ngạt mũi, đau đầu, cảm cúm: Bé sẽ khóc với âm điệu bình thường, đồng thời bé ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín. Tiếng khóc này sẽ khác với khi bé khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, kèm theo khó thở, sốt bỏ bú là khả năng bé bị viêm amidan cấp; hay khi bé khóc xong lại thở khò khè thì có khả năng là bé bị viêm phổi. Nếu bé bị viêm phổi biến chứng nặng dẫn đến suy tim thì tiếng khóc sẽ yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng, khi ấy mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đồng thời theo dõi sát sao các biểu hiện khác của bé.

Nếu đã kiểm tra và thấy không có biểu hiện bệnh lý hay sinh lý nào, các mẹ nên nghĩ đến trường hợp bé khóc “dạ đề”. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng khóc “dạ đề” có thể làm cho bé mất sức và gây tâm lý căng thẳng cho bố mẹ. Vì vậy, những lúc như thế các mẹ nên bế bé ở tư thế thật thoải mái để tạo cảm giác ấm áp và an toàn cho bé.

Tuticare Ngô Gia Tự, Long Biên chúc các bé phát triển thật tốt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Support : Tuticare
Copyright © 2013. TutiCare Long Biên - All Rights Reserved
Template Tuticarepro by Tuticare
Proudly powered by Blogger